Sáng hôm qua, nghe tin báo thầy mất, cảm thấy đột ngột và bàng hoàng. Mới tuần trước vào thăm thầy, thấy thầy mệt, không dám làm ồn, vậy mà khi thầy mở mắt ra, vẫn nhận được và hỏi : "Nam đấy à!?". Cứ nghĩ lần này thầy cũng sẽ qua khỏi căn bệnh đeo đẳng. Vậy mà...
Với thế hệ sinh viên khóa IX và với riêng cá nhân tôi, thầy Nguyễn Văn Giai là người gần gũi và gắn bó. Thầy là chủ nhiệm khoa khi khóa IX bước vào năm thứ I. Một chủ nhiệm khoa nghiêm khắc khi duy trì những buổi xếp loại đạo đức hàng tháng, đi kiểm tra nền nếp tự học ở KTX sau 7 giờ. Nhưng với một sinh viên giàu lý tưởng và mê học như mình hồi ấy, điều đó như một tất yếu ở môi trường Đại học XHCN (!). Và tôi cũng là người tiếp xúc với thầy sớm nhất, trong sự ưu ái khi mới là sinh viên năm thứ 2 đã tham gia CLB Văn học Nga với sinh viên năm thứ 4. Thầy đã trực tiếp góp ý cho bài viết "Con người qua tác phẩm bà lão Idecghin" (M.Gorki). Cảm nhận ngày ấy là thầy thật thông tuệ và luôn là hình ảnh sáng chói, khi là một trong số những người hiếm hoi được học ở Đại học Tổng hợp Lomonosov của Liên Xô - ngôi trường lừng tiếng của nền khoa học xã hội nhân văn XHCN.
Đến năm thứ Tư, khóa IX được học với thầy. Một phong cách lên lớp đĩnh đạc, rất mô phạm. Có lẽ khi đến năm IV thì những gì lý tưởng hóa đã phai nhạt nhiều, sinh viên già dặn hơn (đồng nghĩa với lười hơn, hay cúp cua). Nhưng tiết của thầy mình không vắng và nghe giảng say sưa. Nhớ ngày đó, có người bạn học ở Liên Xô gửi cho chiếc lá phong vàng, mình đã trân trọng đưa tặng thầy. Thầy cầm chiếc lá, rất cảm động! Cũng vào tháng 5 năm 1990, mình tham gia vào CLB Văn học Xuân Diệu, thầy chính là chủ nhiệm CLB đầu tiên. Tấm thẻ hội viên thầy ghi ngày ấy, mình rất tự hào vì số thẻ là 01! Những lần đi sinh hoạt, thầy điều khiển chương trình, một phong thái như lên lớp mà vẫn lấp lánh chất nghệ sĩ. Có lẽ ít ai biết bút danh của thầy là Việt Thương. Thấm thoắt mà đã 20 năm!
Hôm nay viếng thầy, gặp rất nhiều anh em bạn bè, những người yêu quí thầy. Cả thầy Trương Tham cũng là sinh viên của thầy ở trường ĐHSP Vinh, nhà thơ Thanh Thảo từ Quảng Ngãi vào cùng Nguyễn Tấn Huy - người anh, người bạn khóa IX - sinh viên bảo vệ Luận văn với thầy về Aitmatov đạt điểm 10/10.Đứng trước di ảnh thầy mà nghẹn ngào. Hôm nay, mình viếng thầy với tư cách một học trò nhỏ, một người tiếp tục giữ lửa cho CLB Xuân Diệu và cùng đồng nghiệp tổ Văn Lê Quý Đôn... Đứng cùng với các bạn khóa IX: Thanh Hương, Quang Trung, Bùi Bình, Thùy Trang, ai cũng cảm thấy ngậm ngùi nhớ về người thầy đáng kính.
Vĩnh biệt thầy, người thầy của nhiều thế hệ sinh viên, một con người mẫu mực.
Đến năm thứ Tư, khóa IX được học với thầy. Một phong cách lên lớp đĩnh đạc, rất mô phạm. Có lẽ khi đến năm IV thì những gì lý tưởng hóa đã phai nhạt nhiều, sinh viên già dặn hơn (đồng nghĩa với lười hơn, hay cúp cua). Nhưng tiết của thầy mình không vắng và nghe giảng say sưa. Nhớ ngày đó, có người bạn học ở Liên Xô gửi cho chiếc lá phong vàng, mình đã trân trọng đưa tặng thầy. Thầy cầm chiếc lá, rất cảm động! Cũng vào tháng 5 năm 1990, mình tham gia vào CLB Văn học Xuân Diệu, thầy chính là chủ nhiệm CLB đầu tiên. Tấm thẻ hội viên thầy ghi ngày ấy, mình rất tự hào vì số thẻ là 01! Những lần đi sinh hoạt, thầy điều khiển chương trình, một phong thái như lên lớp mà vẫn lấp lánh chất nghệ sĩ. Có lẽ ít ai biết bút danh của thầy là Việt Thương. Thấm thoắt mà đã 20 năm!
Hôm nay viếng thầy, gặp rất nhiều anh em bạn bè, những người yêu quí thầy. Cả thầy Trương Tham cũng là sinh viên của thầy ở trường ĐHSP Vinh, nhà thơ Thanh Thảo từ Quảng Ngãi vào cùng Nguyễn Tấn Huy - người anh, người bạn khóa IX - sinh viên bảo vệ Luận văn với thầy về Aitmatov đạt điểm 10/10.Đứng trước di ảnh thầy mà nghẹn ngào. Hôm nay, mình viếng thầy với tư cách một học trò nhỏ, một người tiếp tục giữ lửa cho CLB Xuân Diệu và cùng đồng nghiệp tổ Văn Lê Quý Đôn... Đứng cùng với các bạn khóa IX: Thanh Hương, Quang Trung, Bùi Bình, Thùy Trang, ai cũng cảm thấy ngậm ngùi nhớ về người thầy đáng kính.
Vĩnh biệt thầy, người thầy của nhiều thế hệ sinh viên, một con người mẫu mực.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét